Tác dụng của nhãn.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo Sư Đỗ Tất Lợi. NXB Y Học, Thời Đại , Trang 790.
Quả nhãn, trái Nhãn gọi là Long Nhãn, hoặc Lệ Chi Nô. Á Lệ Chi
Dùng làm thực phẩm, dùng để bồi bổ chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được.
Quả nhãn, trái Nhãn gọi là Long Nhãn, hoặc Lệ Chi Nô. Á Lệ Chi
Dùng làm thực phẩm, dùng để bồi bổ chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được.
Hạt nhãn ít dùng nhưng có tác dụng chữa các chứng chốc lở, đứt tay, hạt nhãn tán nhỏ rồi rắc lên vết đứt tay, hoặc chân. Hạt nhãn còn được dùng làm gội đầu.
Theo tài liệu cổ, nhãn, long nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí. dùng chữa huyết hư sinh hay quên. Hồi hộp, mất ngủ.
Những người đầy bụng, kém ăn không được ăn nhãn.
Có bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông tên là, Nhị Long Ẩm, sử dụng cao long ban và nhãn dùng chữa triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt mỏi.
Hết trích đoạn trong sách. bạn tìm hiểu thì đọc thêm sách, hoặc các chuyên gia y học cổ truyền.
nhà bác học Lê Qúy Đôn đã từng mô tả về hương vị của nhãn: Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong kẽ răng, lưỡi nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho.... Năm Minh Mạng thứ 11, nhân dân Hưng Yên đã chọn trái nhãn lồng vào Kinh đô để tiến Vua. Từ đó, nhãn lồng còn được gọi tên khác là nhãn tiến Vua.
Giờ bạn được ăn nhãn, long nhãn tức là đang ăn đồ tiến vua hồi xưa.
Social Plugin